Để có thể gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng, công tác chuẩn bị sơ yếu lý lịch thật chỉn chu là điều quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang mơ hồ không biết viết sơ yếu lý lịch như thế nào thật chuẩn xác và đầy đủ. Hãy đón đọc bài viết và chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ hoàn thiện nhất nhé.

Thế nào là sơ yếu lý lịch?

Sơ yếu lý lịch còn được hiểu là bản kê khai lý lịch, thông tin cá nhân của người viết. Mẫu tài liệu này thường được sử dụng phổ biến trong các hồ sơ xin việc, thủ tục nhập học, khai báo lưu trú, …

Sơ yếu lý lịch là bản kê khai thông tin cá nhân
Sơ yếu lý lịch là bản kê khai thông tin cá nhân

Nhiều người còn gọi sơ yếu lý lịch với cái tên khác nhau như:

  • Lý lịch trích ngang
  • Sơ lược lý lịch 
  • Lý lịch vắn tắt

Đối tượng nào cần viết sơ yếu lý lịch?

Pháp luật không quy định cụ thể cá nhân nào được hay không được viết sơ yếu lý lịch. Bởi ai cũng có quyền và có nhu cầu kê khai lý lịch tự thuật ( thông tin cá nhân) trong các tình huống khác nhau. 

Như vậy, bất kể đối tượng nào cũng đều có thể viết sơ yếu lý lịch, từ học sinh đến sinh viên, kể cả những  người đi làm.

Sự khác biệt giữa sơ yếu lý lịch khác với CV

Hiện nay, nhiều người vẫn lầm tưởng CV chính là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên xét trên phương diện tổng quát, 2 mẫu tài liệu này có sự khác nhau.

Sự khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch là gì?
Sự khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch là gì?

Nếu như CV chủ yếu tập trung vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc đã được tích lũy trong quá trình làm việc để nâng cao cơ hội trúng tuyển thì sơ yếu lý lịch lại bao gồm những thông tin cơ bản nhất về cá nhân người đó. Chẳng hạn như:

  • Tên, tuổi
  • Ngày tháng năm sinh
  • Địa chỉ liên hệ
  • Địa chỉ email
  • Quê quán

Sơ yếu lý lịch có thời hạn đến bao lâu?

Căn cứ vào nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định: “Tất cả các bản sao được chứng thực từ bản gốc có giá trị giống như bản gốc trong các giao dịch. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn sử dụng các bản sao y này nên được hiểu là vô hạn”.

Như vậy, các bản sơ yếu lý lịch có thời hạn là vô hạn. Miễn là chúng đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định và có giá trị pháp lý.

Cần lưu ý rằng, các mẫu sơ yếu lý lịch muốn có giá trị pháp lý thì buộc phải có dấu xác nhận của xã, phường, địa phương. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các giấy tờ khác như bản photo chứng minh thư, bằng cấp (chứng chỉ), …

Hướng dẫn cách viết mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm chuyên nghiệp

Một bản sơ yếu lý lịch được trình bày chỉn chu, đúng chuẩn chắc chắn sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là chi tiết cách viết mẫu sơ yếu lý lịch chúng tôi gửi đến bạn. Tham khảo để có những mẹo vô cùng hay ho nhé 

Hướng dẫn chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp
Hướng dẫn chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp

Phần họ và tên: Đối với nội dung này, phần bạn cần viết hoa. Các thông tin được cung cấp phải trùng khớp với thông tin được xác thực ở sổ hộ khẩu, căn cước công dân/ chứng minh nhân dân.

Giới tính: Nếu bạn là nam thì chọn vào ghi vào ô là nam. Nếu là nữ thì ghi nữ vào ô đó.

Sinh năm: Ngày tháng năm sinh phải cung cấp đúng với giấy tờ đã xác thực, không được gian dối.

Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày chi tiết số nhà, đường, xã/ thị trấn, huyện/ thành phố, tỉnh bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.

Nơi ở hiện tại: Bạn cần kê khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về số nhà, đường phố, thông tin về quận/ huyện/ thành phố.

Số điện thoại: Hãy để lại số điện thoại của bạn và chắc chắn bên tuyển dụng sẽ liên hệ được với số này nếu có việc.

Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn cần ghi rõ thông tin báo tin cho ai, và ghi chú rõ địa chỉ, nơi ở, cách thức liên hệ với họ. Người này có thể là cha mẹ, anh chị em, bạn bè, … để bên tuyển dụng liên hệ khi cần thiết. 

Bí danh: Nếu có bí danh thì ghi rõ bí danh thường xuyên sử dụng. Nếu không có thì có thể trực tiếp bỏ qua.

Nguyên quán: Đây là nơi sinh sống của ông, bà nội, bố của bạn. Trong trường hợp cá biệt bạn có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Cần ghi theo nguyên quán trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

Dân tộc: Điền rõ tên dân tộc của bạn. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Thái, …

Tôn Giáo: Bạn theo tôn giáo nào thì ghi rõ tên của tôn giáo đó vào. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu như không theo tôn giáo thì điền vào ô trống là “Không”.

Trình độ văn hóa: Viết chi tiết thông tin trình độ đạt  12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Điền thông tin gia đình theo như quy định của pháp luật.

Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Điền rõ ràng tin thành phần gia đình bạn như họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, các giai đoạn trong cuộc đời, …. Ví dụ: công nhân, công chức, viên chức, nhà báo…

Trình độ ngoại ngữ: Bạn có thể ghi những bằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà mình đã thi được. Đây là phần ứng viên thoải mái “khoe” thành tích và khẳng định năng lực của bản thân. Chẳng hạn như có bằng IELTS 8.5, chứng chỉ tin học … 

Hoàn cảnh gia đình: Khai thông tin của gia đình, bao gồm: cha, mẹ (trường hợp cá biệt khác ghi rõ người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Tại đây, trong mỗi phần thông tin sẽ ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của thành viên. Thông tin kê khai tuyệt đối chính xác, nếu có dấu hiệu khai gian sẽ bị xử lý theo quy định.

Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Điền rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương). Nếu như bạn chưa vào Đảng thì có thể trực tiếp bỏ qua mục này và không điền.

Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này không thể thiếu sót trong sổ Kết nạp Đoàn nhé.

Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tùy theo trình độ chuyên môn mà bạn có thể viết tên các loại bằng khác nhau. Ví dụ như bằng giỏi trường đại học X, ….

Cấp bậc được hưởng: Điền rõ thông tin về bậc lương chính mà bạn đang được hưởng hiện tại.

Lương chính hiện nay: Lương chính của bạn hiện nay đang theo ngạch nào, là chuyên viên cao cấp, hay kỹ thuật viên, kỹ sư, giáo viên… Nếu là sinh viên hay học sinh chưa có thu nhập bạn có thể bỏ trống mục này.

Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, lý do: Trường hợp đã nhập ngũ thì nêu rõ ngày tháng, năm nhập ngũ, ngày xuất ngũ và lý do xuất ngũ. Nếu như chưa nhập ngũ thì có thể bỏ trống.

Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt các hoạt động của bản thân một cách ngắn gọn, logic. Chỉ nên điền những dấu mốc quan trọng trong thời gian 12 năm trở lại.

Khen thưởng: Ứng viên nói rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng (nếu có). Trường hợp không có ứng viên có thể ghi “Chưa có”.

Kỷ luật: Nếu bị kỷ luật thì ghi rõ ngày tháng năm bị kỷ luật, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật. Nếu chưa bị kỷ luật thì bạn có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.

Sơ yếu lý lịch là tài liệu không thể thiếu đối với các ứng viên khi đi xin việc. Chuẩn bị một bộ hồ sơ lý lịch chỉn chu chắc chắn sẽ đem lại điểm cộng cho các nhà tuyển dụng. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết và hy vọng bạn sẽ hoàn thiện được bản sơ yếu lý lịch của mình thật chuyên nghiệp nhé 

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *